Ghi công Phan Thúc Trực

  • Trong quá trình làm quan ở kinh đô, ông luôn hoàn thành sớm hơn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vua giao cho. Chưa bao giờ bị vua khiển trách về công việc, do vậy ông được ban thưởng rất nhiều gấm lụa, vàng bạc.
  • Tuy vậy nhưng Phan Thúc Trực luôn quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Dân chúng biết ông làm quan thanh liêm, chính trực và đức độ nên thường đến nhờ vả ông. Ông thường mang những bổng lộc và phần thưởng triều đình ban cho mà phân phát cho dân, ai thiếu gạo ông cho gạo, ai thiếu tiền ông cho tiền, còn ai có vấn đề oan khuất thì ông giúp họ kêu oan...
  • Bấy giờ, cánh đồng làng Vân Tụ thường bị nước mặn dải sông Cẩm Giàng (ngọn sông Bùng) tràn vào mỗi lần thủy triều nước lên, làm cho cánh đồng bị bỏ hoang, cỏ năm cỏ lác mọc đầy ruộng. Thấy vậy, ông bèn cùng dân làng khai hoang hóa, tháo nước mặn chảy ra sông Cẩm Giàng, và đắp đê nắn dòng chảy của sông, đắp đập để dâng nước lên và cho dòng nước chảy ngược từ phía bàu Liên Trì, Mậu Long chảy xuống rửa sạch phèn chua mặn để dân làng Vân Tụ có thể cày cấy.
  • Ông còn ra tận Thanh Hóa mang những giống lúa năng suất về cho dân trồng, mà trong đó có giống lúa nếp Rồng rất thơm được nhân dân xã Khánh Thành và nhân dân huyện Yên Thành lưu truyền cho đến sau này.
  • Vào mùa lũ lụt, nước từ thượng nguồn đổ về nhiều làm cho đoạn đê phía cuối sông (nay là đoạn đê chạy qua Ủy ban xã Khánh thành, Khánh Dương|Khánh thành) hay bị vỡ. Ông đã hướng dẫn dân chúng đắp một con đê phía trong lòng sông để giảm lực đẩy của nước vào đê chính và cho trồng nhiều cây như cây Cừa, cây Lộc vừng (cây Lộc mưng), cây Gội... là những cây có rất nhiều rễ để chống xói mòn, chắn sóng tốt và không bị đổ vào mùa mưa bão. Nhân dân đặt tên cho con đê đó là "bờ hàn".
  • Là một người sùng đạo Phật, ông đã vận động dân chúng xuất tiền của để tu sửa chùa Non Nước (nay thuộc xóm Tiên Khánh, xã Khánh thành, Khánh Dương|Khánh thành, Yên Thành, Nghệ An, cạnh con sông Cẩm Giàng).

Chính vì thế, sau khi ông mất, dân làng Vân Tụ đã cho dựng đền thờ và tôn phong cho ông là Thành hoàng của làng. Tên của ông được đặt cho một trường Trung học Phổ thông tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cũng có một con đường mang tên ông.

Liên quan